TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ LUẬT

Thứ ba - 09/04/2024 10:25
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
1. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TRƯỜNG
2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP VÀ VIỆC BAN HÀNH
 VĂN BẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG
3. THÔNG TƯ SỐ 11/2020/TT-BGDĐT GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG HỌC

A . LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
I. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI
1. Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thêm một số loại tài sản
Ngoài việc kê khai tài sản, thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, Luật mới yêu cầu kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác; tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
3. Biến động tài sản từ 300 triệu đồng/năm phải kê khai bổ sung
Kê khai tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp không giải trình hợp lý, cơ quan kiểm soát có trách nhiệm xác minh.
4. Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31-12
- Kê khai lần đầu: hoàn thành trước 31-12.
- Kê khai bổ sung: tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên, trước ngày 31-12 hàng năm.
5. Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai
  • Công khai tại nhà trường .
  • Công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
  • Kê khai không trung thực có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
  • Đưa ra khỏi quy hoạch chức danh lãnh đạo;
  • Không được bổ nhiệm vào mới, bổ nhiệm lại.
6. Cơ quan xảy ra tham nhũng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm
  • Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp nếu mình tham nhũng;
  •  Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp nếu tham nhũng lĩnh vực do mình trực tiếp phụ trách; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm liên đới.
II. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG
1. Nhận diện tham nhũng
  • Những biểu hiện tham nhũng chính bao gồm:
  • Chạy tiền để lên chức hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; bớt xén kinh phí xây dựng, sửa chữa trường; mua đồ dùng dạy học; chạy giải thưởng, danh hiệu thi đua;
  • Giáo viên:  nhận tiền để sửa, nâng điểm; thu các khoản tiền trái phép từ học sinh, phụ huynh…
- Phụ huynh hối lộ giáo viên, hiệu trưởng để con được vào trường tốt, lớp chọn;
2. Hậu quả của tham nhũng trong ngành giáo dục.
- Tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
-  Tỷ lệ bỏ học cao.
-Tham nhũng trong tuyển giáo viên, dẫn tới chất lượng dạy học thấp;
- Tham nhũng trong mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học, dẫn tới thiết bị kém chất lượng, hiệu quả giờ dạy không cao.
- Tham nhũng trong chạy chức sẽ tăng những nhà quản lý yếu kém, không sử dụng được người có tài, có đức, có tâm, có tầm.
- Tham nhũng trong phân công giáo viên, làm giảm chất lượng giảng dạy; nghiêm trọng hơn là hủy hoại niềm tin của đồng nghiệp, người dân.
3. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trong giáo dục
- Từ góc độ của phụ huynh: quá nặng về kết quả học tập của con mình; niềm tin trường điểm, học thêm.
-Từ góc độ của giáo viên: do sức ép về thu nhập; chấp nhận của xã hội về dạy thêm, thu thêm các khoản phí..
- Từ góc độ nhà trường: đó là hành vi “hợp pháp hóa” các hoạt động ngoài quy định.
- Từ góc độ các nhà quản lý: giúp đỡ cho người khác là được họ mang ơn.
4. Nhà trường cần làm gì để phòng, chống tham nhũng
-Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch để phụ huynh, học sinh, xã hội biết và giám sát.
- Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Thực hiện tuyên truyền Luật và các văn bản về phòng chống tham nhũng để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nhận diện và giám sát lẫn nhau như:
+ Luật PC tham nhũng năm 2018 (Luật số: 36/2018/QH14 ngày 20/11/20018);
+ Nghị định 59/2019/ND-CP quy định chi tiết về một số điều và một số biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng;
+ Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị;
+ Quyết định 861/TTG: Phê duyệt đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống tham những năm 2019-20201;
+ Kế hoạch 206/KH-UBND về việc tuyên truyền phổ biến GDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Kế hoạch số 150/KH- UBND ngày 17/6/2021 thực hiện chương trình 10/CTr-TU về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của UBND Thành phố Hà Nội….
B. NGHỊ ĐỊNH 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ
Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có hiệu lực từ ngày ký. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính hết hiệu lực từ ngày 05/3/2020.
I. CÔNG TÁC VĂN THƯ
1. Tất cả văn bản đi của trường, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, tiếp nhận, đăng ký tại Văn thư .
2. Văn bản đi, văn bản đến trong ngày phải được đăng ký, chuyển giao ngay, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Khẩn” phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
3. Văn thư hoặc tổ trưởng văn phòng, có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ.
4. Trách nhiệm của văn thư:
a. Thực hiện thủ tục phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
b. Kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và chịu trách nhiệm trước HT và Pháp luật.
c. Kiểm tra văn bản trước khi đóng dấu.
d.Tiếp nhận vào sổ văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.
đ. Sắp xếp, phục vụ tra cứu, lưu văn bản.
e. Lập hệ thống sổ theo dõi, quản lý văn bản theo Nghị định 30, ghi chép đầy đủ các cột mục nhất là cột ký nhận.
g. Quản lý, sử dụng con dấu.
h. Xây dựng Quy chế công tác văn thư, kế hoạch công tác văn thư.
i. Tham mưu hướng dẫn, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ của trường.
k. Nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ của trường.
II. Một số điểm mới về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính liên quan trực tiếp đến soạn thảo văn bản của nhà trường .
  1. Dòng số VB thẳng hàng với dòng ..ngày tháng ban hành văn bản.
  2.  Trích yếu: sau chữ về việc, không viết hoa;
  3.  Các căn cứ của QĐ, Nghị quyết, Tờ trình…in nghiêng, sau các căn cứ dung dấu chấm phảy;
Sau căn cứ cuối cùng, dùng dấu chấm (.)
4. Hết phần căn cứ trong các Quyết định được ghi là “Theo đề nghị  của…” và kết thúc bằng dấu chấm câu (.)
5. Sau từ QUYẾT ĐỊNH, có dấu hai chấm (:)
6. Số trang của văn bản
- Được đánh từ trang thứ 2 trở đi;
- Canh giữa lề trên của văn bản.
+ Vào Insert
+ Chọn Number
+ Chọn Number to
+ Chọn Different first page -> ok
. Viết hoa trong văn bản
- Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
III. MỘT SỐ VĂN BẢN KHI SOẠN THẢO THEO NGHỊ ĐỊNH 30/NĐ-CP CẦN LƯU Ý:
  • Căn cứ: Trả lời 3 câu hỏi:
 + VB nào quy định Quyền HT được ban hành QĐ.
 +  Căn cứ (những văn bản cấp trên để ban hành QĐ).
 +  Theo đề nghị của ai? (Tổ chức/cá nhân).
  • Phần ký Quyết định: HIỆU TRƯỞNG  Hoặc KT. HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
  • Như Điều 3
  • Cơ quan cần gửi;
  • Đ/c Hiệu trưởng;
  • Đ/c PHT…;
  • …………..
  • Lưu: VT.
C. THÔNG TƯ SỐ 11/2020/TT-BGDĐT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO về THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ngày 19/5/2020 Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực hiện dân ch trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 (thay thế Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GDĐT).
I. NHỮNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG PHẢI CÔNG KHAI:
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước : Nội quy, quy chế; Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng; đề án, dự án phát triển của nhà trường;
2. Kinh phí: các nguồn do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn khác; quyết toán kinh phí hằng năm; dự toán được phê duyệt; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục.
3. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng: Kế hoạch, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi vị trí việc làm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu; đánh giá, xếp loại, hợp đồng, chấm dứt hợp đồng làm việc;
4. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người phải kê khai; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
5. Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng;
 Văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên liên quan đến  nhà trường.
II. Những việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá cơ sở giáo dục:
1. Về nội dung: (Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/7/2017) Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Công khai cam kết chất lượng giáo dục thực tế;
+ Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;
+ Công khai thu chi tài chính (Theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC);
- Những quy định của nhà trường đối với học sinh;
- Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Thời điểm và thời gian công khai
  • Chậm nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt không quá 05 ngày kể từ ngày văn bản có nội dung về các việc phải công khai được ban hành.
  • Niêm yết ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
- Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được công khai vào tháng 6 hằng năm, trước khai giảng năm học mới.
3. Hình thức, thời điểm công khai:
+ Công khai trên trang Website của nhà trường vào tháng 6 hằng năm, trước khi khai giảng năm học mới.
+ Niêm yết công khai ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
4. Công khai mức thu học phí và các khoản thu khác.
+ Học sinh tuyển mới: phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh (với cấp học mầm non); phát tài liệu cho cha mẹ học sinh trước khi tuyển sinh (với các trường tiểu học, trung học cơ sở);
+ Đối với học sinh đang học tại trường:
Phổ biến hoặc phát tài liệu cho cha mẹ học sinh trước khi tổ chức họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học mới.
III. Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định.
+ Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của nhà trường; tổ chức chuyên đề; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ, chính sách của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
IV. Những việc người học tham gia ý kiến:
+ Những thông tin về học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp; nội quy, quy định của trường .
+ Hình thức tham gia ý kiến: trực tiếp hoặc thông qua người đại diện; qua hộp thư điện tử của trường.
V. NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Phát huy quyền làm chủ của CB, GV, nhân viên, học sinh.
2. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
3. Tạo mối quan hệ đoàn kết, nhất trí cao.
4. Hạn chế tối đa đơn từ khiếu nại, tố cáo.
5. Đảm bảo nguyên tắc “CB, GV, NV được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, giám sát”.
6. Dân chủ phải gắn với sự lãnh đạo của Đảng; trong khuôn khổ của pháp luật quy định.





























Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGD) pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) là một trong những nội dung quan trọng của công tác PCTN. Trong những năm qua, cùng với sự quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của quần chúng nhân dân, công tác TTPBGD pháp luật về PCTN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Cán bộ, công chức cơ bản có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Đặc biệt, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp được kiểm soát. Có được kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai và duy trì có hiệu quả công tác TTPBGD pháp luật về PCTN rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Các cấp, các ngành đã tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để phòng ngừa tham nhũng, như: công khai, minh bạch trong hoạt động; minh bạch tài sản, thu nhập... Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Qua hoạt động, thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, các vụ việc tiêu cực, sai phạm, tham nhũng đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của của pháp luật, có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua hoạt động thanh tra cũng cho thấy một số tồn tại, hạn chế nhất định. Nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm của người đứng đầu trong công tác TTPBGD pháp luật, cũng như trong công tác PCTN, lãng phí ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa cao; vẫn có không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, suy thoái, có những hành vi nhũng nhiễu, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Công tác TTPBGD pháp luật về PCTN chỉ mới tập 2 trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thật sự, phong phú, đa dạng, phù hợp. Việc triển khai thực hiện các các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm túc, dẫn đến hiệu quả thấp. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương nhìn chung vẫn còn yếu, chưa có giải pháp khắc phục, vì vậy cho đến nay, vẫn chưa tự phát hiện được trường hợp nào.
* Đối với riêng tập thể trường mầm non Cổ Nhuế 2, nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng chống tham nhũng.
- Thường xuyên liên tục, rà soát cập nhật, triển khai các văn bản có liên quan đến luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, như:
+ Luật PC tham nhũng năm 2018 (Luật số: 36/2018/QH14 ngày 20/11/20018);
+ Nghị định 59/2019/ND-CP quy định chi tiết về một số điều và một số biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng;
+ Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị;
+ Quyết định 861/TTG: Phê duyệt đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống tham những năm 2019-20201;
+ Kế hoạch 206/KH-UBND về việc tuyên truyền phổ biến GDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Kế hoạch số 150/KH- UBND ngày 17/6/2021 thực hiện chương trình 10/CTr-TU về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của UBND Thành phố Hà Nội….
- Nhà trường đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về luật phòng chống tham nhũng, 77 cán bộ, giáo viên, nhân viên; tư vấn, giải đáp chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ( nếu có nhu cầu.
- Tổ chức học tập lồng ghép với việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và Luật Phòng, chống tham nhũng với 77 CB-GV-NV tham gia.
- Triển khai trong các buổi họp sinh hoạt chi bộ, họp Hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền trên trang Website của nhà trường, bảng tin, góc công khai.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng viên, CBGVNV, gắn với việc thực hiện chủ đề xuyên suốt toàn khóa “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, làm người công bộng tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”.
- Nhà trường thực hiện đúng quy định 3 công khai theo Thông tư 36/2017/TT – BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công khai đúng thời gian quy định, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước, hoạt động mua sắm tài sản, xây dựng sửa chữa và quản lý đầu tư xây dựng, các quy trình giải quyết công việc nội bộ của trường, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, tài sản, thu nhập đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động… tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
- Công khai kết quả nâng bậc lương trước hạn, nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung hàng năm; công khai kết quả xếp loại thi đua hàng tháng, theo nguyên tắc dân chủ, đánh giá chất lượng công tác hàng tháng, các khoản chi tiêu, kế hoạch xây dựng, sửa chữa...
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng kiểm soát chi, quyết toán kinh phí, chấp hành chế độ thanh tra, kiểm toán... theo quy định.
- Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập cá nhân đối với Hiệu trưởng, PHT nhà trường và tổ chức công khai theo hướng dẫn của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm.
- Nêu cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường, đặc biệt là Ban Thanh tra nhân dân trong việc tham gia, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng kiểm soát chi, quyết toán kinh phí, chấp hành chế độ thanh tra, kiểm toán... theo quy định.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021 và lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu, Ban liên tịch, Hội đồng sư phạm nhà trường, quy chế dân chủ, 31 quy trình giải quyết các công việc nội bộ của nhà trường, quy chế hoạt động của Ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra nhân dân, quy chế phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, quy chế phối hợp với công an phường Cổ Nhuế 2 trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự an toàn trường học.
- Triển khai thực hiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính theo chế độ quy định. Thực hiện không sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước để tiếp khách, quà biếu, quà tặng, tổ chức tham quan, du lịch, lễ hội theo quy định.
- Các tiêu chuẩn, định mức, trách nhiệm cán bộ quản lý, xăng xe, điện thoại, điện, nước, hội nghị, hội thảo, đào tạo, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, thanh toán vượt giờ, chi hỗ trợ thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ các ngày Lễ, Tết, các hoạt động hiếu hỷ, khen thưởng... đều được công khai, minh bạch theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh quản lý nhằm sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.
Nguồn: 
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGD) pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) là một trong những nội dung quan trọng của công tác PCTN. Trong những năm qua, cùng với sự quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của quần chúng nhân dân, công tác TTPBGD pháp luật về PCTN trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Cán bộ, công chức cơ bản có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Đặc biệt, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp được kiểm soát. Có được kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã tổ chức triển khai và duy trì có hiệu quả công tác TTPBGD pháp luật về PCTN rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Các cấp, các ngành đã tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để phòng ngừa tham nhũng, như: công khai, minh bạch trong hoạt động; minh bạch tài sản, thu nhập... Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Qua hoạt động, thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, các vụ việc tiêu cực, sai phạm, tham nhũng đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của của pháp luật, có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua hoạt động thanh tra cũng cho thấy một số tồn tại, hạn chế nhất định. Nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm của người đứng đầu trong công tác TTPBGD pháp luật, cũng như trong công tác PCTN, lãng phí ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa cao; vẫn có không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, suy thoái, có những hành vi nhũng nhiễu, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. Công tác TTPBGD pháp luật về PCTN chỉ mới tập 2 trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa thật sự, phong phú, đa dạng, phù hợp. Việc triển khai thực hiện các các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm túc, dẫn đến hiệu quả thấp. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương nhìn chung vẫn còn yếu, chưa có giải pháp khắc phục, vì vậy cho đến nay, vẫn chưa tự phát hiện được trường hợp nào.
* Đối với riêng tập thể trường mầm non Cổ Nhuế 2, nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng chống tham nhũng.
- Thường xuyên liên tục, rà soát cập nhật, triển khai các văn bản có liên quan đến luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, như:
+ Luật PC tham nhũng năm 2018 (Luật số: 36/2018/QH14 ngày 20/11/20018);
+ Nghị định 59/2019/ND-CP quy định chi tiết về một số điều và một số biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng;
+ Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị;
+ Quyết định 861/TTG: Phê duyệt đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống tham những năm 2019-20201;
+ Kế hoạch 206/KH-UBND về việc tuyên truyền phổ biến GDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Kế hoạch số 150/KH- UBND ngày 17/6/2021 thực hiện chương trình 10/CTr-TU về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của UBND Thành phố Hà Nội….
- Nhà trường đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về luật phòng chống tham nhũng, 77 cán bộ, giáo viên, nhân viên; tư vấn, giải đáp chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ( nếu có nhu cầu.
- Tổ chức học tập lồng ghép với việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và Luật Phòng, chống tham nhũng với 77 CB-GV-NV tham gia.
- Triển khai trong các buổi họp sinh hoạt chi bộ, họp Hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền trên trang Website của nhà trường, bảng tin, góc công khai.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng viên, CBGVNV, gắn với việc thực hiện chủ đề xuyên suốt toàn khóa “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, làm người công bộng tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”.
- Nhà trường thực hiện đúng quy định 3 công khai theo Thông tư 36/2017/TT – BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện công khai đúng thời gian quy định, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước, hoạt động mua sắm tài sản, xây dựng sửa chữa và quản lý đầu tư xây dựng, các quy trình giải quyết công việc nội bộ của trường, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, tài sản, thu nhập đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động… tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
- Công khai kết quả nâng bậc lương trước hạn, nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung hàng năm; công khai kết quả xếp loại thi đua hàng tháng, theo nguyên tắc dân chủ, đánh giá chất lượng công tác hàng tháng, các khoản chi tiêu, kế hoạch xây dựng, sửa chữa...
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng kiểm soát chi, quyết toán kinh phí, chấp hành chế độ thanh tra, kiểm toán... theo quy định.
- Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập cá nhân đối với Hiệu trưởng, PHT nhà trường và tổ chức công khai theo hướng dẫn của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm.
- Nêu cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong Nhà trường, đặc biệt là Ban Thanh tra nhân dân trong việc tham gia, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, chống chủ nghĩa cá nhân.
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán; quản lý sử dụng kiểm soát chi, quyết toán kinh phí, chấp hành chế độ thanh tra, kiểm toán... theo quy định.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021 và lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu, Ban liên tịch, Hội đồng sư phạm nhà trường, quy chế dân chủ, 31 quy trình giải quyết các công việc nội bộ của nhà trường, quy chế hoạt động của Ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra nhân dân, quy chế phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, quy chế phối hợp với công an phường Cổ Nhuế 2 trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự an toàn trường học.
- Triển khai thực hiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế quản lý tài chính theo chế độ quy định. Thực hiện không sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước để tiếp khách, quà biếu, quà tặng, tổ chức tham quan, du lịch, lễ hội theo quy định.
- Các tiêu chuẩn, định mức, trách nhiệm cán bộ quản lý, xăng xe, điện thoại, điện, nước, hội nghị, hội thảo, đào tạo, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, thanh toán vượt giờ, chi hỗ trợ thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ các ngày Lễ, Tết, các hoạt động hiếu hỷ, khen thưởng... đều được công khai, minh bạch theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh quản lý nhằm sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.







 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây